Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tại sao kính cường lực lại tự bị vỡ?

Kính uốn cong cường lực - Tại sao lại có hiện tượng kính cường lực tự vỡ, nổ. Nguyên nhân do đâu?


1. Kính cường lực sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình xây dựng:

- Kính cường lực là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình xây dựng và trang trí nội thất với nhiều tính năng ưu việt như: Khả năng bị trầy xước thấp, độ an toàn cao, sức chịu nén bề mặt lên tới 10.000PSI trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500PSI .Điều này giúp kính cường lực chịu được rung trấn, sức gió lớn và va đập mạnh.

- Bên cạnh những tính năng nổi trội đó, kính cường lực còn một hạn chế là nguy cơ nổ vỡ tự nhiên. Tấm kính cường lực có thể vỡ bất kỳ lúc nào mà không thể dự đoán trước. Mặc dù tỷ lệ vỡ tự nhiên thấp nhưng lại tạo cảm giác bất an không an toàn cho người sử dụng và gây khó khăn, tốn kém trong quá trình lắp đặt thay thế.

Xem thêm: Những địa chỉ đáng tin cậy vách nhôm mặt dựng cao cấp

2. Nguyên nhân vỡ tự nhiên:

- Trong thành phần của kinh thuy luc có tồn tại tạp chất Nicken sulfua( Nis), tạp chất này rất nhỏ(khoảng 50 micromet) nên không thể loại bỏ được hết

Xem thêm: Những mẫu lan can cầu thang kính đẹp tại Hà Nội

- Các nứt vỡ bất chợt xảy ra trong quá trình sử dụng kính tôi là do sự xuất hiện của các chất tạp niken sunfua này. Thực tế là các chất tạp niken sunfua trong kính hoàn toàn rất hiếm. Trong một mẻ nấu kính thông thường sẽ có một chất tạp 5mg trong một tấn thuỷ tinh,một tỉ lệ rất nhỏ. Dẫu là ít ỏi, các chất tạp niken sunfua rất phiền hà và có nguy cơ tiềm ẩn khi xuất hiện trong kính sau khi đã được tôi cường lực. Lý do tất cả các phiền phức này là một biến đổi pha bị trì hoãn trong niken sunfua. Các tinh thể niken sunfua có nhiệt độ cao và cả dạng nhiệt độ thấp. Dạng tinh thể nặng ở nhiệt độ cao phình lên trong khi làm mát tạo ra tinh thể nhẹ hơn ở nhiệt độ thấp.

- Trong quá trình sản xuất kính nổi thông thường, kính chịu lực được làm nguội từ từ, nên các phân tử của Nis có đủ thời gian để đạt đến cấu trúc bền vững của chúng và sự thay đổi về thể tích của hạt Nis không gây ra vấn đề gì nguy hại cho kính, do đang trong tiến trình làm mát dần dần khi thủy tinh chưa đang đông cứng hẳn, vì vậy không xảy ra hiện tượng kính tự vỡ.

Xem thêm: Cách lắp lan can cầu thang kính tay vịn gỗ đơn giản

- Nhưng trong quá trình đang tôi kính cường lực, dưới nhiệt độ cao(khoảng 6500C – 7000C) sẽ làm cấu trúc và thể tích của hạt Nis còn xót lại trong kính thay đổi( tăng từ 4% trở lên đường kính hạt Nis lúc này có thể tới 60µm – 70µm). Quá trình làm mát nhanh đã không đủ thời gian cần thiết cho hạt Nis đạt đến cấu trúc bền vững ở mức nhiệt độ thấp trước khi thủy tinh trở nên đông cứng. Do đó, các phần tử của hạt Nis tiếp tục biến đổi ở các mức nhiệt độ khác nhau bên trong tấm kính và sự tăng giảm về thể tích hạt Nis là hiện tượng gây ra kính nổ vỡ tự nhiên.



Nguồn: Vách nhôm mặt dựng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét